Binh lực và kế hoạch của các bên Chiến_dịch_tấn_công_hữu_ngạn_Dniepr

Quân đội Liên Xô

Binh lực

Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô (STAVKA) sử dụng bốn Phương diện quân Ukraina và một phần Phương diện quân Byelorussia (từ ngày 24 tháng 2 năm 1944 đổi thành Phương diện quân Byelorussia 1) tham gia cuộc tấn công chiến lược ở hữu ngạn sông Dniepr:

Phương diện quân Byelorussia do Đại tướng K.K.Rokossovsky làm tư lệnh, sử dụng cánh trái làm nhiệm vụ tấn công ở sườn phía Bắc mặt trận từ khu vực Mozyr, Kalinovichi (Yurovicho) tiến dọc theo phía Nam sông Pripyat đến Kovel. Các đơn vị tham gia tấn công gồm có:

  • Tập đoàn quân 61 của trung tướng P. A. Belov. Trong biên chế có Quân đoàn bộ binh cận vệ 9; Quân đoàn bộ binh 89, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 7; Lữ đoàn xe tăng 68, các trung đoàn cơ giới 40, 59; 4 trung đoàn pháo binh và 1 trung đoàn súng cối.[25]
  • Tập đoàn quân 47 của trung tướng V. S. Polenov. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh 77, 125; các trung đoàn cơ giới 223, 230 259, 6 trung đoàn pháo xe kéo và 2 trung đoàn súng cối.[26]
  • Tập đoàn quân 70 (được nâng cấp từ các sư đoàn NKVD) của trung tướng I. F. Nikolayev. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh 96, 114; ba tiểu đoàn bộ binh trực thuộc; 2 trung đoàn pháo xe kéo và 1 trung đoàn súng cối cận vệ.[27]
Từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 4 tháng 4 năm 1944, cánh quân này đổi thành Phương diện quân Byelorussia 2 (thành lập lần thứ nhất) do thượng tướng P. A. Kurochkin chỉ huy.

Phương diện quân Ukraina 1 do Đại tướng N.F.Vatutin (đến ngày 29 tháng 2) và Nguyên soái G.K.Zhukov chỉ huy có nhiệm vụ tấn công chủ yếu từ khu vực Kiev đến Rovno - Lutsk, Berdichev - Proskorov (Khmelnitskyi) - Ternopol và Chernovitsy. Biên chế gồm có:

  • Tập đoàn quân 13 của trung tướng N. P. Pukhov. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh 24, 28, 76, 77; Quân đoàn xe tăng 24, các lữ đoàn xe tăng độc lập 129, 150 và 6 trung đoàn pháo binh.[28]
  • Tập đoàn 18 của trung tướng E. P. Zhuravlev (từ tháng 2 năm 1944). Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh 23, 52, 101; Lữ đoàn pháo tự hành cận vệ 12 và 6 trung đoàn pháo binh.[29]
  • Tập đoàn quân 27 của trung tướng S. G. Trofimenko. Trong biên chế có Quân đoàn bộ binh 47; các sư đoàn bộ binh 206, 209, 337 và 7 trung đoàn pháo binh.[30]
  • Tập đoàn quân 38 của thượng tướng K. S. Moskalenko. Trong biên chế có Quân đoàn bộ binh cận vệ 17, các quân đoàn bộ binh 21 và 74, các lữ đoàn pháo tự hành cận vệ 7, 9, 39 và 3 trung đoàn pháo xe kéo.[31]
  • Tập đoàn quân 40 của trung tướng F. F. Zhmachenko. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh 50, 51; Lữ đoàn độc lập Tiệp Khắc 1; Trung đoàn pháo tự hành độc lập 1812 và 9 trung đoàn pháo binh trực thuộc tập đoàn quân.[32]
  • Tập đoàn quân 60 của thượng tướng I. D. Chernyakhovsky (đến tháng 4 năm 1944) và thượng tướng P. A. Kurochkin. Trong biên chế có Quân đoàn bộ binh cận vệ 18; các quân đoàn bộ binh 15, 23, 30; trung đoàn pháo chống tăng tự hành 59; các lữ đoàn pháo tự hành 37, 49, 58 và 9 trung đoàn pháo xe kéo.[33]
  • Tập đoàn quân xe tăng 1 của trung tướng M. E. Katukov. Trong biên chế có các quân đoàn xe tăng cận vệ 8, 11; Quân đoàn cơ giới cận vệ 79; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 64; Lữ đoàn pháo tự hành 81 và 2 trung đoàn pháo xe kéo.[34]
  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 của thượng tướng P. S. Rybanko. Trong biên chế có các Quân đoàn xe tăng cận vệ 4, 6, 7; các lữ đoàn xe tăng cận vệ 36, 91; Lữ đoàn cơ giới cận vệ 4; các trung đoàn pháo tự hành cận vệ 50, 56, 59 và 467[35]
  • Tập đoàn quân không quân 2 của trung tướng S. A. Krasovsky. Trong biên chế có Sư đoàn không quân tiêm kích số 5 (2 trung đoàn); Sư đoàn không quân cường kích 5; Sư đoàn không quân ném bom 10; các trung đoàn máy bay ném bom 202 (ban đêm), 227, 291 (ban ngày), 208 (hỗn hợp); trung đoàn trinh sát đường không 50; Trung đoàn máy bay cứu thương số 4; các trung đoàn không quân vận tải 372, 385; các trung đoàn pháo phòng không 1554, 1555 và 1605[36]
Trong giai đoạn 2 của chiến dịch, Phương diện quân Ukraina 1 được tăng viện Tập đoàn quân xe tăng 4 (lấy từ lực lượng dự bị chiến lược) của trung tướng D. D. Lelyushenko.

Phương diện quân Ukraina 2 do đại tướng I.S.Koniev chỉ huy, có nhiệm vụ sử dụng cánh phải phối hợp với cánh trái của Phương diện quân Ukraina 1 bao vây, tiêu diệt cụm quân Đức đóng tại khu vực Korsun-Shevchenkovsky, cánh trái tấn công đánh chiếm Kirovograd. Sau đó, phát triển về hướng Uman, Pervomaisk, Bălţi, Botoşani, tiến ra biên giới Liên Xô-Romania. Biên chế gồm có:

  • Tập đoàn quân cận vệ 4 của trung tướng V. I. Galanin. Trong biên chế có các tập đoàn quân cận vệ 20, 21 và 4 trung đoàn pháo binh.[37]
  • Tập đoàn quân cận vệ 5 của trung tướng A. S. Zhadov. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh cận vệ 32, 33, 35, Lữ đoàn cơ giới cận vệ 57 và 7 trung đoàn pháo binh.[38]
  • Tập đoàn quân cận vệ 7 của trung tướng M. S. Sumilov. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh cận vệ 24, 25 và sư đoàn bộ binh cận vệ 303; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 27; các trung đoàn pháo tự hành 34, 38 và 11 trung đoàn pháo binh.[39]
  • Tập đoàn quân 37 của trung tướng M. N. Sharokhin. Trong biên chế có Quân đoàn bộ binh cận vệ 27, các quân đoàn bộ binh 57, 82; Lữ đoàn pháo tự hành 61 và 6 trung đoàn pháo binh.[40]
  • Tập đoàn quân 52 của trung tướng K. A. Koroteev. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh 73, 78, sư đoàn bộ binh 294, Lữ đoàn xe tăng 173, các trung đoàn pháo tự hành 378, 379 và 6 trung đoàn pháo binh.[41]
  • Tập đoàn quân 53 của trung tướng I. M. Managarov. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh 48, 57, sư đoàn bộ binh 63; Trung đoàn pháo tự hành 34 và 8 trung đoàn pháo binh.[42]
  • Tập đoàn quân 57 của trung tướng N. A. Gagen. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh 49, 68, sư đoàn bộ binh 53, Lữ đoàn xe tăng 96 và 6 trung đoàn pháo binh.[43]
  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 của tướng P. A. Rotmistrov. Trong biên chế có Quân đoàn xe tăng cận vệ 5, các quân đoàn xe tăng 18, 29, Lữ đoàn cơ giới cận vệ 1, Trung đoàn pháo tự hành cận vệ 53 và 4 trung đoàn pháo binh.[44]
  • Tập đoàn quân không quân 5 của trung tướng S. K. Gryunov. Trong biên chế có Sư đoàn cường kích cận vệ 1; Sư đoàn tiêm kích 1; các sư đoàn ném bom 4, 7; các sư đoàn ném bom tầm xa 312, 511; Sư đoàn trinh sát 1001, Sư đoàn vận tải 714.[45]
  • Các đơn vị trực thuộc Phương diện quân: Quân đoàn xe tăng 1, Quân đoàn xe tăng 7, Quân đoàn xe tăng 20, Quân đoàn cơ giới 8, Sư đoàn pháo binh hạng nặng 109 và 2 trung đoàn pháo tự hành.

Phương diện quân Ukraina 3 do đại tướng R. Ya. Malinovsky chỉ huy; có nhiệm vụ phối hợp với cánh Bắc của Phương diện Ukraina 4 hợp vây, tiêu diệt một bộ phận Tập đoàn quân 6 (Đức) ở khu vực Krivoy Rog, sau đó, hợp vây Tập đoàn quân 3 Romania (tái lập) ở khu vực Nikolayev, đánh chiếm Odessa, Tiraspol và tiến ra tuyến biên giới dọc theo sông Dniestr. Biên chế gồm có:

  • Tập đoàn quân 6 của trung tướng I. T. Shlemin. Trong biên chế có Quân đoàn bộ binh cận vệ 34, Quân đoàn bộ binh 66 và 7 trung đoàn pháo binh.[46]
  • Tập đoàn quân cận vệ 8 của thượng tướng V. I. Chuikov. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh cận vệ 4, 28, 29; Lữ đoàn xe tăng 11; Lữ đoàn cơ giới cận vệ 10; các trung đoàn pháo tự hành 53, 911 và 8 trung đoàn pháo binh[47]
  • Tập đoàn quân 46 của trung tướng v. V. Glagolev. Trong biên chế có Quân đoàn bộ binh cận vệ 6, Quân đoàn bộ binh cận vệ 26, Các trung đoàn pháo tự hành cận vệ 4, 52, 187 và 9 trung đoàn pháo binh.[48]
  • Tập đoàn quân không quân 17 của trung tướng V. A. Sudet. Trong biên chế có 2 sư đoàn tiêm kích, 3 sư đoàn cường kích, 2 sư đoàn ném bom, 1 sư đoàn trinh sát và 2 sư đoàn vận tải.[49]
  • Các đơn vị trực thuộc Phương diện quân: Sư đoàn mô tô cơ giới 10, Quân đoàn xe tăng cận vệ 23, Lữ đoàn xe tăng cận vệ 1 và 8 trung đoàn pháo tự hành.

Phương diện quân Ukraina 4 do thượng tướng F. I. Tolbukhin chỉ huy, có nhiệm vụ sử dụng cánh Bắc phối hợp với Phương diện quân Ukraina 3 mở chiến dịch Krivoy Rog hợp vây Tập đoàn quân 6 (Đức) trong giai đoạn 2, phối hợp với Phương diện quân Ukraina 3 đánh tan Tập đoàn quân 3 Romania tái lập, đánh chiếm Nikolayev, Odessa và Tiraspol. Cánh Nam (gồm Tập đoàn quân cận vệ 2, Tập đoàn quân 51 và Quân đoàn xe tăng 19) phối hợp với Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải tiêu diệt Tập đoàn quân 17 (Đức) ở bán đảo Krym. Các đơn vị tham gia chiến dịch tấn công hữu ngạn Ukraina gồm có:

  • Tập đoàn quân cận vệ 3 của trung tướng I. D. Ryabyshev. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh cận vệ 32, 37; Quân đoàn cơ giới cận vệ 4; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 32; Trung đoàn cơ giới cận vệ 5; các trung đoàn pháo tự hành 52, 243 và 11 trung đoàn pháo binh. Riêng quân đoàn xe tăng 19 được điều động phối thuộc Tập đoàn quân 51 tham gia Chiến dịch Krym (1944).[50]
  • Tập đoàn quân xung kích 5 của trung tướng V. D. Tsvetayev. Trong biên chế có Quân đoàn bộ binh cận vệ 3, Quân đoàn bộ binh 64, Quân đoàn cơ giới cận vệ 14, Lữ đoàn xe tăng 238, Trung đoàn pháo tự hành 28 và 8 trung đoàn pháo binh.[51]
  • Tập đoàn quân 28 của trung tướng A. A. Grechko. Trong biên chế có các quân đoàn bộ binh cận vệ 9, 10; Sư đoàn bộ binh 320, các trung đoàn pháo tự hành 34, 40 và 8 trung đoàn pháo binh.[52]
  • Tập đoàn quân không quân 8 của trung tướng T. T. Khryukin. Trong biên chế có 1 sư đoàn tiêm kích; 3 sư đoàn cường kích cận vệ; 4 sư đoàn ném bom 2, 8, 236, 406; 1 sư đoàn trinh sát 10 và 2 sư đoàn vận tải[53]
  • Các lực lượng dự bị trực thuộc phương diện quân: Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4, Quân đoàn cơ giới cận vê 2, các trung đoàn pháo tự hành cận vệ 22, 61; các lữ đoàn pháo tự hành 46, 54 và 11 trung đoàn pháo binh.

Hạm đội Biển Đen do Phó đô đốc L. A. Vladimirsky chỉ huy, sử dụng 3 tàu khu trục, 5 biên đội tàu phóng lôi và 4 tàu ngầm K-21 làm nhiệm vụ cô lập đường biển, không cho Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) rút quân từ Krym về tăng cường cho các hướng Nikolayev, Odessa và các vùng cửa sông Dniestr, Dnub.

Kế hoạch tấn công

nhỏ|phải|256px|Đại tướng N.F.Vatutin tại Sở chỉ huy Phương diện quân Ukraina 1, tháng 1-1944Mục tiêu của Hồng quân Xô Viết là đập tan cái gọi là "Phòng tuyến phương Đông" do Cụm Tập đoàn quân Nam chống giữ, giải phóng toàn bộ lãnh thổ Ukraina. Kế hoạch tấn công ở hữu ngạn Ukrain được Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô vạch ra sau khi tập hợp các kế hoạch bộ phận của các Phương diện quân, gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Mở rộng các bàn đạp tấn công tại khu vực Kiev đến Zhitomir, Berdichev, Kazatin, phía Tây Nam Belaya Cherkov và tại khu vực Znamenka đến Kirovograd và Kanizh. Đẩy cụm quân chủ lực của Tập đoàn quân Đức đang đóng ở mũi đất nhô Kanev vào thế bị hở hai bên sườn.2. Phương diện quân Ukraina 1 sử dụng cánh phải, Phương diện quân Ukraina 2 sử dụng cánh trái, tổ chức tấn công hợp điểm tại Zvenigorodka, hợp vây và tiêu diệt chủ lực Tập đoàn quân 8 (Đức) tại khu vực Korsun-Shevchenkovsky. Tương tự như vậy, Phương diện quân Ukraina 3 và Phương diện quân Ukraina 4 tổ chức các đòn đánh đồng tâm hợp điểm, bao vây và tiêu diệt chủ lực Tập đoàn quân 6 (Đức) tại khu vực Kivoy Rog - Nikopol.3. Đồng loạt tấn công trên các hướng, chia cắt chính diện Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) phát triển đến tuyến sông Nam Bug.4. Các Phương diện quân Ukraina tiếp tục tiến công theo hướng Tây Nam và hướng Tây, phát triển đến sông Dniestr và tiếp cận vùng Galicia - Carpath.[54]

Trong kế hoạch, I. V. Stalin đặc biệt lưu ý các Phương diện quân và các tập đoàn quân phải tiến công đồng đều, khép chặt các bên sườn chống lại các đòn phản đột kích của quân đội Đức Quốc xã.[55]. Tại Hội nghị quân sự đầu năm của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tháng 12 năm 1943 bàn về Chiến cục mùa Đông 1943-1944, I. V. Stalin tuyên bố:

Bây giờ chúng ta đã mạnh hơn, quân đội ta đã có kinh nghiệm hơn. Không những chúng ta có thể mà còn cần phải mở những chiến dịch bao vây quân Đức
— I. V. Stalin, [56]

Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô cử Nguyên soái, Phó tổng tư lệnh tối cao G. K. Zhukov chỉ đạo phối hợp tác chiến của các Phương diện quân Byelorussia, Ukraina 1 và Ukraina 2. Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng A. M. Vasilevsky phối hợp chỉ đạo tác chiến của các Phương diện quân Ukraina 3, Ukraina 4 và Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải.

Quân đội Đức Quốc xã và đồng minh

Binh lực

Tập đoàn quân xe tăng 4 do thượng tướng Erhard Raus chỉ huy. Biên chế gồm có[57]:

  • Quân đoàn xe tăng 24 của tướng Walther Nehring, gồm các sư đoàn xe tăng 1, 7, 8; các sư đoàn bộ binh 10, 34, và 357.
  • Quân đoàn xe tăng 48 của tướng Hermann Balck, gồm các sư đoàn xe tăng 11, 19, 20; các sư đoàn bộ binh SS ""Adolf Hitler" và "Das Reich".
  • Quân đoàn xe tăng 42 của tướng Franz Mattenklott, gồm các sư đoàn xe tăng 13, 17; các sư đoàn bộ binh 153, 355, 381 và sư đoàn đổ bộ đường không 1.
  • Quân đoàn bộ binh 13 của tướng Arthur Hauffe, gồm các sư đoàn bộ binh 68, 208, 340 và sư đoàn kỵ binh 18.
  • Quân đoàn bộ binh 59 của các tướng Kurt von der Chevallerie (đến ngày 4 tháng 2 năm 1944) và Friedrich Schulz, gồm các sư đoàn bộ binh 183, 217, 339 và 291.

Tập đoàn quân xe tăng 1 do thượng tướng Hans-Valentin Hube chỉ huy. Biên chế gồm có[58]:

  • Quân đoàn xe tăng 57 của các tướng Hans-Karl Freiherr von Esebeck (đến 19 tháng 2 năm 1944) và Friedrich Kirchner, gồm Sư đoàn cơ giới "Großdeutschland"; sư đoàn xe tăng 3 SS "Totenkopf"; Sư đoàn xe tăng 23; các sư đoàn bộ binh 15, 62 và 294.
  • Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Hans Gollnick (được chuyển từ Tập đoàn quân 2 sang vào tháng 2-1944) gồm các sư đoàn xe tăng 9, 16; các sư đoàn bộ binh 134, 253, 258 và Lữ đoàn 1 bộ binh SS.
  • Quân đoàn xe tăng 3 của tướng Hermann Breith, gồm các sư đoàn xe tăng 3, 6, 10, 14; các sư đoàn bộ binh 168 và 367.
  • Quân đoàn bộ binh 29 của tướng Erich Brandenberger, gồm các sư đoàn bộ binh 9, 97 và 335.
  • Quân đoàn bộ binh dự bị 62 của tướng Ferdinand Neuling, gồm các sư đoàn bộ binh 148 và 242.

Tập đoàn quân 8 do thượng tướng Otto Wöhler chỉ huy. Biên chế gồm có[59]:

  • Quân đoàn bộ binh 4 của tướng Max Pfeffer, gồm các sư đoàn bộ binh 3, 17, 79 và 111.
  • Quân đoàn bộ binh 11 của tướng Wilhelm Stemmermann, gồm có Sư đoàn xe tăng 5 SS "Wiking", các sư đoàn bộ binh 57, 72 và 167.
  • Quân đoàn bộ binh 30 của tướng Philipp Kleffel, gồm các sư đoàn bộ binh 46, 257, 304, 306 và 387.
  • Quân đoàn bộ binh 52 do các tướng Erich Buschenhagen và Rudolf von Bünau lần lượt chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 2, 76 và 384.

Tập đoàn quân 6 do thượng tướng Maximilian Fretter-Pico chỉ huy. Biên chế gồm có[60]:

  • Quân đoàn bộ binh 7 của tướng Ernst-Eberhard Hell, gồm các sư đoàn bộ binh 75, 88, 198 và 213.
  • Quân đoàn bộ binh 17 của tướng Hans Kreysing, gồm các sư đoàn bộ binh 123, 125 và 302.
  • Quân đoàn bộ binh 44 của tướng Friedrich Köchling, gồm các sư đoàn bộ binh 4, 73, 153, 282.

Tập đoàn quân không quân 4 do trung tướng Otto Dessloch chỉ huy. Biên chế gồm có[61]:

  • Cụm không quân I hoạt động ở phía Bắc Ukraina gồm 3 trung đoàn tiêm kích, 4 trung đoàn cường kích, 1 trung đoàn ném bom và 2 phi đội trinh sát.
  • Cụm không quân II hoạt động ở giữa mặt trận gồm 2 trung đoàn tiêm kích, 4 trung đoàn cường kích, 2 trung đoàn ném bom và 2 phi đội trinh sát.
  • Cụm không quân IV hoạt động ở phía Nam Ukraina gồm 2 trung đoàn tiêm kích, 2 trung đoàn cường kích, 2 trung đoàn ném bom và 1 phi đội trinh sát.
  • Cụm không quân VIII hoạt động ở Krym gồm 1 trung đoàn tiêm kích, 1 trung đoàn cường kích 1 trung đoàn ném bom và 1 trung đoàn trinh sát.
  • Cụm không quân Romania hoạt động ở phía Nam mặt trận gồm 1 trung đoàn tiêm kích, 1 trung đoàn ném bom và 1 phi đội trinh sát.
  • Các sư đoàn phòng không 1, 5 và 9.

Quân đội các nước chư hầu của Đức

  • Tập đoàn quân Hungary gồm 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn cơ giới, trang bị vũ khí Đức.
  • Tập đoàn quân 3 Romania gồm 6 sư đoàn bộ binh, trang bị vũ khí Đức và Romania.
  • Tập đoàn quân 4 Romania gồm 5 sư đoàn bộ binh và sư đoàn xe tăng "Nước Đại Romania" trang bị xe tăng Đức, vũ khí Đức và Romania.

Kế hoạch phòng thủ

Sau khi các phương diện quân Liên Xô đột phá vượt sông Dniepr và đánh chiếm nhiều bàn đạp quan trọng cũng như đánh chiếm hạ lưu sông Dniepr, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã không còn giữ được thế trận phòng thủ liên hoàn mặc dù trong tay còn đủ 5 Tập đoàn quân, trong đó có 2 tập đoàn quân xe tăng. Tập đoàn quân 17 (Đức) bị cô lập ở Krym chỉ còn đóng vai trò "kẻ tự cứu mình" hơn là tác động tích cực đến chiến sự ở hữu ngạn Ukraina cho dù nó đã thu hút về cửa ngõ Krym 2 tập đoàn quân mạnh của Phương diện quân Ukraina 4 (Liên Xô).

Sau khi bố trí lại, lực lượng xe tăng Đức gồm 2 Tập đoàn quân xe tăng được dồn vào phía Bắc với ý đồ chặn giữ cửa ngõ gần nhất từ mặt trận phía Đông đến biên giới nước Đức Quốc xã khi đó. Khu vực Zhitomir do Tập đoàn quân xe tăng 4 của thượng tướng Erhard Raus chỉ huy trấn thủ. Ngày 24 tháng 12 năm 1943, Tập đoàn quân xe tăng 1 do tướng Hans-Valentin Hube chỉ huy được điều từ phía nam lên trấn giữ trước căn cứ bàn đạp Cherkassy đối diện với Tập đoàn quân 53 (Liên Xô).[62]

Ở phía Nam, Tập đoàn quân 8 do thượng tướng Otto Wöhler chỉ huy tổ chức phòng ngự tích cực trên hướng Kirovograd. Hồi cuối tháng 10 năm 1943, chính Tập đoàn quân này đã sử dụng 3 sư đoàn xe tăng phản kích vào mũi tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 5 (Liên Xô), buộc các xe tăng Liên Xô phải rút lui 35 km về bên kia sông Ingulets. Nhưng các sư đoàn xe tăng Đức cũng chịu nhiều thiệt hại[63].

Tập đoàn quân 6 (mới tái lập sau chiến dịch Stalingrad) do thượng tướng Maximilian de Angelis chỉ huy phòng thủ ở chỗ lồi Krivoi Rog - Nikopol. Tập đoàn quân 3 Romania (cũng mới tái lập sau chiến dịch Stalingrad) do đại tướng (Romania) Petre Dumitrescu chỉ huy phòng thủ khu tam giác Tavridia (???) - Nikolayev - Kherson, chỉ cách phía bắc bán đảo Krym hơn 40 km trên vùng cửa sông Dniepr. Lực lượng dự bị của thống chế Erich von Manstein khá mỏng và có chất lượng thấp, chỉ có Tập đoàn quân Hungary số 1 (tái lập sau thảm họa ở Trung lưu sông Đông mùa thu năm 1943) gồm 5 sư đoàn người Hung đóng tại phía Tây Bắc Ukraina, trên vùng ngã ba biên giới Liên Xô - Tiệp Khắc và Hungary và Tập đoàn quân Romania số 4 vừa được thành lập vội vã, do trung tướng Ioan Mihail Racoviţă chỉ huy đóng ở khu vực Tiraspol - Jassy - Kishinev (thuộc Cộng hòa Xô Viết Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Moldavia). Cuối cùng thì sau khi cân nhắc, Hitler đã phải gửi đến tăng viện cho Cụm tập đoàn quân Nam các sư đoàn xe tăng 1, 7 và sư đoàn SS "Leibstandarte". Nhưng ngay lập tức, Erich von Manstein đã phải tuân thủ điều kiện sử dụng bắt buộc của Hitler, điều các sư đoàn này ra mặt trận Kiev - Zhitomir để trám vào những lỗ thủng do Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) để lại sau khi bị thiệt hại nặng trong các trận phản kích vào Kiev cuối tháng 11 năm 1943. Tập đoàn quân không quân số 4 phải rải hơn 1.500 máy bay trên khắp 29 sân bay từ Lutsk đến Odessa để yểm hộ phòng thủ cho 4 tập đoàn quân Đức trên tuyến đầu.[64]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_hữu_ngạn_Dniepr http://books.google.com/books?id=33g3ujB6mAoC&dq=r... http://books.google.com/books?id=6UaU6ZLqK4UC&dq=R... http://books.google.com/books?id=Biy-5FvnEUAC http://books.google.com/books?id=DX5rHgAACAAJ&dq=r... http://books.google.com/books?id=JBQOAAAACAAJ&dq=S... http://books.google.com/books?id=KSld2jCQpwkC http://books.google.com/books?id=O2zpAAAACAAJ&dq=W... http://books.google.com/books?id=QQgbAAAAIAAJ&q=ru... http://books.google.com/books?id=X49RqlegjboC&ei=h... http://books.google.com/books?id=_dAWAQAAIAAJ